Cơ khí chế tạo máy là quá trình sản xuất cơ khí

Cơ khí chế tạo máy là quá trình sản xuất cơ khí bao gồm nhiều công đoạn như chuẩn bị công cụ, dụng cụ để sản xuất, tổ chức sản xuất, bố trí máy móc, nhân công, sản xuất chế tạo và nhiều công đoạn nhỏ đi kèm.

Cơ khí chế tạo máy là thuật ngữ dùng để chỉ hai khía cạnh chính của ngành công nghiệp này: đó là mảng gia công cơ khí và mảng sản xuất chế tạo máy. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo máy thường là sản phẩm gồm nhiều bộ phận nhỏ, nhiều chi tiết nhỏ tập hợp lại mà thành.

Căn cứ vào yêu cầu và đặc thù của ngành, mà các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo máy được thiết kế có những chi tiết, hình dạng và kích thước nhất định phù hợp với yêu cầu sử dụng. Ngoài ra các yếu tố đi kèm khác như độ bền, độ cứng vật liệu, độ nhẵn bề mặt…cũng sẽ được đáp ứng thông qua quá trình gia công chi tiết bằng nhiều phương pháp công nghệ khác nhau như phay, tiện, bào, doa, khoan…và sau đó sẽ được lắp ráp thành chi tiết hoàn chỉnh.

Công Nghệ Gia Công Cơ Khí

Xem thêm: máy hàn tig, máy hàn điện tử, máy hàn cơ

Công Nghệ Gia Công Cơ Khí

Ngành công nghệ chế tạo cơ khí truyền thống có thể được chia thành 2 loại cơ bản:

  1. Phương pháp gia công không phôi: Đây là tên gọi chung dùng để chỉ các phương pháp tác động lên vật liệu biến chúng từ mảng nguyên vật liệu thô sơ chuyển đổi thành khởi phẩm (tên gọi các nguyên vật liệu ở bước tạo hình sơ bộ, kích thước còn thô, bề mặt xù xì…) Các phương pháp gia công không phôi có thể kể đến như đúc, ép, rèn, dập nóng, dập nguội, kéo, cán…
  2. Phương pháp gia công cắt gọt: Đây là giai đoạn mà các khởi phẩm ở phương pháp 1 được cắt gọt lại, điều chỉnh cho đến khi đạt được hình dạng, kích thước và đặc điểm vật liệu yêu cầu. Đây là quá trình công nghệ quan trọng nhất của ngành cơ khí chế tạo máy, quá trình này thường chiếm từ 50 đến 60% khối lượng lao động trong một nhà máy, công xưởng sản xuất…và là công đoạn chính ảnh hưởng 50% đến giá thành thành phẩm.

Sản Xuất Chế Tạo Cơ Khí

Quá trình sản xuất cơ khí (hay sản xuất, chế tạo máy) là một mảng riêng biệt của ngành cơ khí mà trong đó sản phẩm tạo thành thành được thực hiện trên cơ sở là một bản vẽ thiết kế. Qua trình sản xuất cơ khí này bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại yêu cầu trình độ chuyên môn khác nhau. Các giai đoạn sản xuất cơ khí có thể liệt kê như:

  1. Tính toán thiết kế, bước đầu xây dựng các phác thảo cơ bản về sản phẩm. Công đoạn này sẽ cho ra bản vẽ kỹ thuật chính của sản phẩm. Bản vẽ mô tả đầy đủ hình dạng, kích thước, vật liệu, mức độ sai số cho phép và các yêu cầu cơ bản của sản phẩm.
  2. Quy trình công nghệ để sản xuất ra thành phẩm: Quy trình công nghệ được thực hiện theo những quy tắc và nguyên lý của một quá trình sản xuất chuẩn mực ví dụ như quy trình công nghệ chế tạo chi tiết máy nhằm biến đổi gang thép, quy trình công nghệ nhiệt luyện nhằm thay đổi tính chất vật lý của vật liệu, quy trình công nghệ lắp ráp nhằm liên kết các chi tiết máy để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh…
  3. Tiếp theo có thể kể đến các bước như tổ chức triển khai chế tạo và hoàn thiện các chi tiết. Cuối cùng, là bước kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.

chế tạo thiết bị cơ khí xuất khẩu

Các Yếu Tố Quan Trọng Trong Chế Tạo Cơ Khí

Làm thế nào để xác định các chỉ tiêu quan trọng trong ngành sản xuất cơ khí chế tạo máy? Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chế tạo cơ khí là gì. Có 5 yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến ngành sản xuất cơ khí và chế tạo máy nói chung và độ chính xác của sản phẩm nói riêng. Đó là:

  1. Độ chính xác gia công: Là mức độ chính xác đạt được khi gia công so với yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
  2. Dung sai: Khi chế tạo một sản phẩm không thể nào thực hiện được chính xác hoàn hảo 100% yêu cầu thiết kế mà sẽ có những sai số nhất định bị ảnh hưởng bởi độ chính xác của dụng cụ, thiết bị gia công, dụng cụ đo, trình độ tay nghề của công nhân….
  3. Chất lượng bề mặt sản phẩm: Yếu tố này ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất làm việc và độ bền của chi tiết được gia công.