
Ngành kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật cơ điện tử đều thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật giúp sinh viên dễ tìm việc và thu nhập rủng rỉnh sau khi tốt nghiệp. Thống kê cho thấy sinh viên rất quan tâm đến ngành kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật cơ điện tử. Trong bài viết này, hãy cùng duhocmaps tìm hiểu về chúng nhé.
Khoa học kỹ thuật là một lĩnh vực rất rộng. Khoa học kỹ thuật là sự kết hợp giữa kiến thức toán học, vật lý học và có thể là hóa học (đối với những ngành khoa học vật liệu, khoa học địa chất…). Lĩnh vực này bao gồm các ngành liên quan đến sự thiết kế và phát triển những sản phẩm máy móc có thể áp dụng thực tiễn vào cuộc sống. Lĩnh vực khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm:
+ Khoa học kỹ thuật xây dựng và khoa học trắc địa
+ Khoa học chế tạo máy
+ Khoa học điện tử
Tham khảo bài viết: Top 10 trường đại học Canada đào tạo ngành kỹ sư tốt nhất (P.1)
Sự tương đồng và khác biệt giữa ngành kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật cơ điện tử
1. Sự tương đồng giữa ngành kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật cơ điện tử
Ngành Kỹ thuật cơ khí và ngành Kỹ thuật cơ điện tử thuộc khoa học chế tạo máy và khoa học điện tử. Cả hai ngành học đều yêu cầu sinh viên phải có nền tảng tốt về toán học và vật lý và cung cấp cho sinh viên những kiến thức để thiết kế những sản phẩm máy móc công nghệ cao phục vụ cho cuộc sống của con người.
2. Sự khác biệt giữa ngành kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật cơ điện tử
Ngành kỹ thuật cơ điện tử đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế hệ thống cơ điện tử trong sản xuất. Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp. Nghiên cứu khoa học về các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ điện tử. Để làm được điểu này sinh viên ngành kỹ thuật cơ điện tử được đào tạo liên ngành các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật lập trình.
Kỹ thuật cơ điện tử là một lĩnh vực khoa học công nghệ được đưa vào đào tạo và giảng dạy với mục đích hoàn thiện, linh hoạt hóa và thông minh hóa các thiết bị phục vụ đời sống con người .
Sinh viên nghiên cứu ngành kỹ thuật cơ điện tử
Ngành kỹ thuật cơ điện tử học về thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp. Nhưng ngành kỹ thuật cơ điện tử áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật tiên tiến như lập trình, tự động hóa, kỹ thuật điện kết hợp với chế tạo máy móc để tạo ra thiết bị tiên tiến dễ sử dụng.
Sự khác nhau cơ bản giữa ngành kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật cơ điện tử là: ngành kỹ thuật cơ khí chỉ là một đứa con của ngành kỹ thuật cơ điện tử mà thôi dù là ngành kỹ thuật cơ điện tử và kỹ thuật cơ khí đểu liên quan đến việc thiết kế, sản xuất và bảo trì các thiết bị máy móc: máy hàn, máy mài, may khoan…. Cả hai ngành học để có thể liên quan đến lĩnh vực cơ điện tử và robot học, nhưng kỹ thuật cơ điện tử tập trung học chuyên sâu hơn trong khi kỹ thuật cơ khí thì quan tâm đến công nghệ nanô và vẽ kỹ thuật.
Bản vẽ ngành Kỹ thuật cơ khí
Ngành kỹ thuật cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu. Ngành kỹ thuật cơ khí được giảng dạy để học viên có thể thiết kế , chế tạo và vận hành máy móc. Kỹ thuật cơ khí phát triển trong thời gian bùng nổ Cách mạng Công nghiệp ở thế kỷ 18 và sau đó đã phát triển thành một lĩnh vực rộng lớn hơn, như là một lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Nó cũng tương tác với các lĩnh vực kỹ thuật khác, đặc biệt là với kỹ thuật điện.
Kỹ thuât cơ khí sử dụng kiến thức vật lý và khoa học trong việc phân tích, thiết kế, sản xuất và bảo trì các thiết bị cơ khí và hệ thống máy móc. Các kỹ sư cơ khí sử dụng nhiệt và cơ năng để sản xuất máy móc và dụng cụ.
Song song đó, sinh viên học ngành kỹ thuật cơ khí học về mạch và điện tử để có thể am hiểu thêm về ngành kỹ thuật cơ điện tử. Ngành kỹ thuật cơ điện tử là sự kết hơp giữa ngành cơ khí và kỹ thuật điện và kỹ thuật máy tính. Nếu sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí chọn học những môn học về lập trình và mạch điện thì có thể phát triển thê về lĩnh vực lập trình Robot.